Các quan sát tiếp theo bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble Vùng_Sâu_Hubble

Vùng Sâu Hubble Nam trông rất giống Vùng Sâu Hubble ở phía bắc, cho thấy nguyên lý vũ trụ.Vùng Siêu Sâu Hubble củng cố các nhận định này.

Một vùng tương tự như HDF ở bán cầu nam đã được tạo ra vào năm 1998 và gọi là HDF-Nam [27]. Tạo ra bằng cách sử dụng một chiến lược quan sát tương tự [27], các HDF-Nam trông rất giống với vào HDF ở bắc bán cầu [28]. Điều này củng cố cho nguyên lý của vũ trụ là ở quy mô lớn nhất, vũ trụ là đồng nhất. HDF-Nam sử dụng Phổ kế Hình ảnh Kính viễn vọng Không gian (STI) và Camera Hồng ngoại Gần và Phổ kế Đa Vật thể (NICMOS), các thiết bị được cài đặt trên HST trong năm 1997; vùng HDF-Bắc sau đó cũng được tái quan sát nhiều lần bằng cách sử dụng WFPC2, cũng như NICMOS và STI [6][11]. Một số sự kiện siêu tân tinh đã được phát hiện bằng cách so sánh các quan sát lần thứ hai với lần đầu tiên tại HDF-Bắc [11].

Một cuộc khảo sát rộng hơn, nhưng có độ nhạy ít hơn, được thực hiện như một phần của Khảo sát Sâu về Nguồn gốc Vũ trụ của các Đài quan sát Lớn; một phần của vùng này sau đó được quan sát lâu hơn để tạo ra Ảnh chụp Hubble Rất Xa, là hình ảnh quang học chụp xa có độ nhạy cao nhất cho đến nay [29].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vùng_Sâu_Hubble http://irsa.ipac.caltech.edu/data/GOODS/ http://curious.astro.cornell.edu/question.php?numb... http://adsabs.harvard.edu/abs/1998Natur.394..860H http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/nph-bib_query?bi... http://oposite.stsci.edu/pubinfo/PR/97/hdf-key-fin... http://www.stsci.edu/ftp/science/hdf/clearinghouse... http://www.stsci.edu/ftp/science/hdf/hdf.html http://www.stsci.edu/ftp/science/hdf/project/field... http://www.adass.org/adass/proceedings/adass99/O1-... http://arxiv.org/abs/astro-ph/9808273